Thư viện> Ngôn ngữ G-Code> Các lệnh G

server_content_left_first_line

location_current_id_begin

G00- Di chuyển dao nhanh
G01- Cắt đường thẳng, tốc độ cắt F
G02- Cắt đường (cung) tròn theo chiều kim đồng hồ
G03- Cắt đường (cung) tròn ngược chiều kim đồng hồ
G04- Ngừng di chuyển các trục tọa độ
G10-Tọa độ bàn kẹp phôi và bảng thay dao
G12-Cắt (khoét) lỗ tròn theo chiều kim đồng hồ
G13-Cắt (khoét) lỗ tròn ngược chiều kim đồng hồ
G15-G16- Chuyển giữa hệ trục tọa độ cực và tọa độ Đề-các
G17 G18 G19- Chọn mặt phẳng gia công XY, YZ, ZX
G20 G21- Cài đặt đơn vị đo độ dài inch/mm
G31- Dò vị trí đầu dao (hoặc phôi) theo đường thẳng
G40 G41 G42- Bù dao theo đường kính dao cắt D từ đường chạy dao có sẵn (từ trong Mach3 CNC)
G43 G44 G49- Thiết lập chế độ bù chiều cao dao (chiều cao H trong bảng thay dao)
G52 G53- Dịch chuyển hệ trục tọa độ tương đối (bàn máy vẫn đứng yên)/ Dịch chuyển hệ trục tọa độ tuyệt đối (bàn máy di chuyển)
G54...G59- Dịch chuyển gốc hệ trục tọa độ tới tọa độ bàn kẹp phôi đã định nghĩa từ trước (bàn máy vẫn đứng yên)
G61 G64- Chế độ chạy dao: Dừng chính xác và Tốc độ không đổi
G68 G69- Xoay hệ trục tọa độ quanh một điểm xác định một góc
Sử dụng lệnh khoan G83 và G73
G81- Lệnh khoan thẳng hay khoan đơn giản không bẻ gãy phoi
G80- Thoát chế độ khoan gộp- các lệnh G73...G89
G82- Lệnh khoan thẳng có dừng tại đáy lỗ khoan
G90- Thiết lập chế độ tọa độ tuyệt đối. G91- Thiết lập chế độ tọa độ tương đối
G92- Dịch chuyển gốc tọa độ đến điểm mới sao cho tọa độ hiện tại có tọa độ là XYZA
G98- Thiết lập chế độ rút dao trở về tọa độ bắt đầu Z sau khi kết thúc chu kỳ khoan gộp cannel cycle
G99- Thiết lập chế độ rút dao trở về tọa độ R sau khi kết thúc chu kỳ khoan gộp cannel cycle
Biểu thức trong G-code
Phân biệt Tọa độ máy - Tọa độ gia công - Hệ trục tọa độ cực

location_current_id_end

Online: 3
G02- Cắt đường (cung) tròn theo chiều kim đồng hồ

Hướng dẫn sử dụng G02

G02- Cắt theo đường tròn, dao cắt chuyển động thuận chiều kim đồng hồ

Cần thiết phải xác định mặt phẳng làm việc, chẳng hạn G17 đối với mặt phẳng XY.

Có 2 cách sử dụng với lệnh G02: Sử dụng tham số I&J hoặc tham số R

G02 X...Y...I...J... ( hoặc G02 X...Y...R...)

Trong đó X...Y... là tọa độ điểm cuối đường tròn, cung tròn hay cung.

Vậy điểm đầu của cung tròn khi thực hiện lệnh G02 nằm ở đâu? Tọa độ đầu của cung tròn trong lệnh G02 chính là tọa độ hiện thời của đầu dao!

G02 Cắt cung tròn theo chiều kim đồng hồ

Cách 1: Sử dụng I...J...

N0010 G17(Chọn mặt phẳng XY)
N0020 G0 X10.0 Y0.0(Đây chính là tọa độ đầu của cung tròn trong lệnh G02 kế sau: 10,0)
N0030 G02 X10.0 Y0.0 I-10.0 J0.0
Mach3 G02

Mach3- Lệnh G02

(Kết quả lệnh trên sẽ cắt một vòng tròn tâm (0,0), điểm đầu (2,0) trùng điểm cuối!)

Giải thích:

  • Tọa độ đầu cung tròn: được xác định trong lệnh N0020 (là tọa độ hiện thời ngay trước lệnh G02: XY(2,0)
  • Tọa độ tâm đường tròn được xác định X hiện thời + I, Y hiện thời + J = (2-2, 0+0) = (0,0)
  • Vì điểm cuối trong lệnh G02 (dòng N0030) là (2,0) trùng với tọa độ trong lệnh N0020 nên lệnh G02 sẽ cắt một vòng tròn.

Thí dụ: G02 cắt 1/4 cung tròn tâm (0,0), điểm đầu (0,2) điểm cuối (2,0). IJ= tọa độ tâm - tọa độ đầu

N0010 G17
N0020 G0 X0.0 Y2.0(Xác định điểm đầu)
N0030 G02 X2.0 Y0.0 I0 J-2(IJ=tọa độ tâm - điểm đầu)

Thí dụ: G02 cắt 1 cung tròn tâm (1,1), điểm đầu (0,2) điểm cuối (2,0). IJ= (1,1)-(0,2)=1,-1

N0010 G17
N0020 G0 X0.0 Y2.0
N0030 G02 X2.0 Y0.0 I1.0 J-1.0

Thí dụ: G02 cắt 1 cung tâm (0,1), điểm đầu (0,2) điểm cuối (2,0). IJ= (0,1)-(0,2)=0,-1

N0010 G17
N0020 G0 X0.0 Y2.0
N0030 G02 X2.0 Y0.0 I0.0 J-1.0

(Vì khoảng cách tâm đến điểm đầu và điếm cuối khác nhau lệnh G02 sẽ cắt một cung không tròn!)

Cách 2: Sử dụng R

Khi sử dụng R, tâm, đường tròn sẽ nằm trên đường trung trực nối hai điểm đầu và cuối. Nếu R < 1/2 khoảng cách điểm đầu và điểm cuối thì mach3 lấy R bằng 1/2 khoảng cách điểm đầu và cuối để tạo cung tròn. Sử dụng R luôn tạo các cung tròn.

N0010 G17
N0020 G0 X0.0 Y2.0
N0030 G02 X2.0 Y0.0 R2

N0030: Cắt cung tròn từ điểm đầu (0,2) đến điểm cuối (2,0) bán kính R2. Lệnh N0030 tương đương với:

N0030 G02 X2.0 Y0.0 I0 J-2

Vậy bán kính đường tròn và tâm được xác định thông qua tọa độ hiện tại của đầu dao. Thí dụ tọa độ hiện tại của đầu dao là (X,Y)=(1.0, 2.0), cũng là điểm cắt xuất phát khi thực hiện câu lệnh G02. Xác định tâm vòng tròn: từ giá trị I5.0 J0.0 ta có tâm đường tròn lệch so với điểm hiện tại dương 5 theo trục X và lệch 0 theo trục Y, tức là tọa độ hiện tại (1.0,2.0) + tọa độ IJ(5.0, 0.0) = Tọa độ tâm đường tròn (6.0, 2.0)

>

Hình: G02 Cắt cung tròn theo chiều kim đồng hồ

G17
G0 X1.0 Y2.0 (vị trí điểm màu vàng là điểm bắt đầu X1 Y2)
G02 X11.0 Y2.0 I5.0 J0.0

(vị trí điểm cuối là điểm mút cung tròn phía bên phải của hình bên)

Vậy nếu thay đổi một chút, thí dụ: G02 X9.0 Y2.0 I5.0 J0.0 thì câu lệnh sẽ bị lỗi. Muốn thực hiện cắt cả đường tròn ta cần thay đổi điểm kết thúc trùng với tọa độ hiện thời, như sau: G02 X1.0 Y2.0 I5.0 J0.0

>

Hình: G02 Cắt đường tròn theo chiều kim đồng hồ

G17
G0 X1.0 Y2.0
G02 X1.0 Y2.0 I5.0 J0.0

Bạn cũng có thể sử dụng câu lệnh như sau để cắt nửa đường tròn: G2 X11 Y2 R5

>

Hình: G02 Cắt cung tròn theo chiều kim đồng hồ

G17
G0 X1.0 Y2.0
G2 X11 Y2 R5

Ứng dụng lệnh G02 phay ren trong (ren trái, phay từ dưới lên trên). Trường hợp phay ren trong phải thì sử dụng G03:

>

Hình: G02 Ứng dụng phay ren trong

G0 z5
G0 x0 y0
G0 z-8
G0 x1
G2 x1 y0 z-7 i-1 j0
G2 x1 y0 z-6 i-1 j0
G2 x1 y0 z-5 i-1 j0
G2 x1 y0 z-4 i-1 j0
G2 x1 y0 z-3 i-1 j0
G2 x1 y0 z-2 i-1 j0
G2 x1 y0 z-1 i-1 j0
G2 x1 y0 z0 i-1 j0
G2 x1 y0 z1 i-1 j0

Keywords: Huong dan su dung G02; Hướng dẫn sử dụng G02; G02 voi IJ; G02 với IJ; G02 voi R; G02 với R;

TOP